Irr là gì? Đây là một trong những khái niệm mà đối với những người học ngành Tài chính, hay Quản Trị Kinh Doanh không còn lạ lẫm gì nữa. Nhưng với nhiều người thì vẫn còn thắc mắc không biết Irr là viết tắt của từ gì? Irr hay còn gọi là tỉ suất thu nhập nội bộ, tỉ suất hoàn vốn nội bộ. Đây là một trong những thành phần chính của việc lập ngân sách và tài chính doanh nghiệp.
Irr là một trong những công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng để xác định tỷ suất chiết khấu nào làm cho giá trị hiện tại của dòng tiền sau thuế trong tương lai bằng với chi phí ban đầu của việc đầu tư vốn. Nếu bạn là một người đang muốn phát triển kinh doanh hay thực hiện dự án đầu tư và muốn hiểu sâu hơn về Irr – Tỉ suất thu nhập nội bộ, thì hãy cùng Topchiase.com theo dõi bài viết dưới đây nhé. Tôi tin chắc rằng khi theo dõi và hiểu hết bài viết này, bạn sẽ áp dụng các tính Irr bằng Exel để có thể tính được tỉ suất lợi nhuận, và mức chi phí đầu tư thấp nhất cũng như tránh rủi ro cho dự án đầu tư của bạn.
Irr là gì?
Irr là gì? Irr là viết tắt của từ gì? Irr là tên viết tắt Tiếng Anh của cụm từ Internal Rate of Return hay còn gòn gọi là Tỉ suất thu nhập nội bộ, Tỉ suất hoàn vốn nội bộ là một hệ số dùng để đánh giá các phương án, lợi nhuận của các dự án đầu tư. IRR được định nghĩa là tỉ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá thu hồi (NPV) của một khoản đầu tư bằng 0.
(NPV là gì? Giá trị hiện tại thuần – NPV là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào (cash inflows) và giá trị hiện tại của dòng tiền ra (cash outflows). Phương pháp này sử dụng giá trị tiền tệ theo thời gian để khấu trừ dòng tiền tương lai thu về giá trị hiện tại của một khoản mục đầu tư cơ bản, dựa trên lãi suất chiết khấu kỳ vọng.)
Cụ thể hơn, IRR hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn đầu tư của một khoản đầu tư là tỉ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của các chi phí (dòng tiền âm) đầu tư bằng giá trị hiện tại ròng của các lợi ích (dòng tiền dương) đầu tư.
Tỉ suất thu nhập nội bộ Irr là một công cụ được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá mức độ cần thiết của đầu tư dự án. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của một dự án càng cao, mong muốn để thực hiện dự án càng nhiều. Giả sử tất cả các dự án yêu cầu cùng một số tiền đầu tư, dự án với mức IRR cao nhất sẽ được xem là tốt nhất và được thực hiện đầu tiên.
Irr được tính như thế nào?
Tính Irr tương đối phức tạp, vì một dự án có thể có nhiều giá trị Irr. Có rất nhiều phương pháp tính Irr, chúng tôi sẽ chia sẻ đến tất cả mọi người 1 phương pháp tính Irr phổ biến và và độ chính xác cao nhất hiện nay. Đó chính là tính Irr bằng phương pháp nội suy.
Công thức tính Irr:
Trong đó:
IRR: Hệ số hoàn vốn nội bộ cần nội suy (%)
r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1 > 0 gần sát 0 nhất
r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2 < 0 gần sát 0 nhất.
NPV: Giá trị hiện tại thực
IRR cần tìm (ứng với NPV = 0) sẽ nằm giữa r1 và r2
Cách xác định r1 và r2: sau khi có NPV, tìm một giá trị của r bất kỳ. Thay giá trị đó vào tính NPV. Nếu giá trị NPV > 0 thì tăng dần r. Nếu giá trị NPV < 0 thì giảm dần r; Cho đến khi chọn được giá trị ri và ri+1 thoả mãn điều kiện ri+1 – ri = 0,01 hoặc – 0,01 mà NPVri > 0 ; NPVri+1 < 0 hoặc NPVri < 0 ; NPVri+1 > 0 thì sẽ chọn trong 2 giá trị ri và ri+1 đó. Giá trị nào nhỏ hơn làm r1 , giá trị nào lớn hơn làm r2.
Bản chất IRR được thể hiện trong công thức sau:
Trong đó:
n: Số năm hoạt động của dự án
t: Năm bắt đầu thực hiện dự án được coi là năm gốc
Bi – Giá trị thu nhập (Benefits) năm i
Ci – Giá trị chi phí (Cost) năm i n- thời gian hoạt động của dự án
IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. Nếu phải vay với lãi suất lớn hơn IRR thì dự án có NPV nhỏ hơn không, tức thua lỗ.
Khác với các chỉ tiêu khác, không có một công thức toán học nào cho phép tính trực tiếp. Trong thực tế, IRR được tính thông qua phương pháp nội suy, tức là phương pháp xác định một giá trị gần đúng giữa 2 giá trị đã chọn.
Theo phương pháp này, cần chọn tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn (r1) sao cho ứng với nó có NPV dương nhưng gần 0, còn tỷ lệ chiết khấu lớn hơn (r2) sao cho ứng với nó có NPV âm nhưng sát 0, r1 và r2 phải sát nhau, cách nhau không quá 0,05%, IRR cần tính (ứng với NPV = 0) sẽ nằm trong khoảng giữa hai tỷ suất r1 và r2.
Đánh giá:
– Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định sẽ khả thi về tài chính.
– Trong trường hợp nhiều dự án loại bỏ nhau, dự án nào có IRR cao nhất sẽ được chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn.
* Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR:
– Ưu điểm: Sử dụng cách tính Irr cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được, nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án..
– Nhược điểm:
+ Tính IRR tốn nhiều thời gian
+ Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định được IRR.
Cách tính Irr bằng Execl
Với việc sử dụng cách tính IRR bằng Execl sẽ giúp tiết kiệm thời gian tính toán.
Cú pháp của hàm tính IRR như sau:
=IRR(values, [guess])
Trong đó:
Values là một mảng hoặc tham chiếu tới các ô có chứa những số mà bạn muốn tính toán.
Guess là một số mà bạn đoán là gần với kết quả của IRR.
Chú ý:
Values là đối số bắt buộc
Guess là đối số tùy chọn
Với những chia sẻ trên đây thì giờ bạn có thể chỉ số Irr là gì? Cách tính Irr, công thức tính Irr là gì? rồi nhé. Sử dụng cách tính Irr giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể biết nên thực hiện và dự án đầu tư nào để mang lại lợi nhuận cao nhất và tránh rủi ro khi đầu tư. Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ Irr cũng có thể được coi là tốc độ tăng trưởng của dự án sau khi thực hiện xong. Irr là một trong những cách tính được sử dụng phổ biến hiện nay, để giúp doanh nghiệp, cá nhân tính toán được tỉ suất doanh lợi nội bộ.