Tại Sao Có Ngày Nhuận? Ngày 29/2 Tại Sao Được Gọi Là Ngày Nhuận?

Trong số ít chúng ta, có không ít người đang thắc mắc tại sao có ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận? Ở bài viết này, Topchiase.com sẽ dựa theo Quy luật của thời gian để tính vòng quay của thời gian để giúp những ai đang thắc mắc có thể hiểu tại sao tháng 2 có 28 ngày và ngày nhuận được gọi là ngày 29/2. Vậy ngày nhuận là gì? Tại sao có ngày nhuận? Cách tính tháng nhuận, năm nhuận theo lịch âm và lịch dương như thế nào?

Tại sao có ngày nhuận?

Khi xem lịch dương, ta thường thấy các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày, còn các tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày. Riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày, nhưng có những năm như năm 2016 thì tháng 2 có tới 29 ngày. Và ngày 29/2 được gọi là ngày nhuận.

Để trả lời câu hỏi tại sao có ngày nhuận? thì chúng ta phải dựa vào vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời. Chắc hẳn mọi người đều đã biết rằng Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời. Nhưng trên thực tế thì 1 vòng quay đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày.

Chính thời gian dư ra 0.25 ngày đó cộng lại sau 4 năm sẽ là 1 ngày. Ngày đó được xem là ngày 29/2 tức là tháng 2 của năm đó có thêm 1 ngày nhuận. Thế nên cứ 4 năm sẽ có 1 năm có 366 ngày và được gọi là năm nhuận.

Ngày dư ra mỗi 4 năm 1 lần đó được tính vào tháng 2, từ 28 ngày, tháng 2 có thêm 1 ngày nhuận là ngày 29/2. Nếu không có sự điều chỉnh thời gian tức là thêm ngày nhuận của tháng 2 vài, thì tỉ lệ sai số giữa năm mặt trời thực tế và năm mặt trời theo lịch sẽ càng ngày càng lớn, 4 năm lệch 1 ngày, 100 năm lệch 25 ngày.

Nếu số ngày dư ra đó khôn được điều chỉnh chính xác thì càng ngày quỹ thời gian càng lệch về tháng 7, khi đó tháng 7 sẽ không còn là tháng mùa hè nữa mà trở thành mùa đông ở bán cầu Bắc.

Sở dĩ người ta đưa ra ngày nhuận để bổ sung vào lịch, khiến cho lịch dương chậm lại và đồng bộ so với lịch mặt trời thực tế, các mùa trong năm cũng giống với thực tế. Nhà thiên văn học Sosigenes chính là người đã đưa ra lời khuyên này, giúp cho ngày nhuận trở thành 1 ngày chính thức trong lịch dương.

Sau khi đọc xong những giải thích trên đây, chắc hẳn giờ đây bạn có thể hiểu tại sao có ngày nhuận, và tại sao ngày 29/2 được gọi là ngày nhuận rồi chứ.

tại sao có ngày nhuận
Tại sao có ngày nhuận 29 tháng 2

Vậy tại sao có tháng nhuận?

Tại sao có tháng nhuận? Khác với cách tính ngày nhuận là theo lịch dương tức là lịch Mặt Trời, nhưng cách tính tháng nhuận là theo lịch âm hay còn gọi là lịch Mặt Trăng.

Theo cách tính của lịch âm, 1 năm có 354 ngày, thời gian dư ra chênh lệch sau 3 năm đủ để tích lũy thành 1 tháng. Và để điều chỉnh sự sai lệch của thời gian, cứ 3 năm có 1 tháng nhuận. Tháng nhuận không cố định vào từng tháng mà thay đổi luân phiên theo từng năm nhuận.

Cách tính tháng nhuận:

Lấy năm dương lịch chia cho 19. Nếu chia hết hoặc cho các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận.

tại sao có ngày nhuận
Cách tính tháng nhuận

Tại sao có năm nhuận?

Có ngày nhuận, tháng nhuận thì chắc hẳn phải có năm nhuận đúng không nào? Tại sao có năm nhuận?

Theo nguyên tắc chung của cả nhuận âm lịch và dương lịch là bổ sung thêm 1 khoảng thời gian nhất định vào một năm lịch theo chu kỳ để đảm bảo sự đồng bộ với năm thiên văn/năm thời tiết. Hay nói cách khác, năm nhuận được dùng để chỉnh lại các sai số do việc làm tròn năm.

Năm nhuận xuất hiện ở cả lịch dương và lịch âm. Trong lịch dương, năm nhuận chính là năm có ngày nhuận, còn trong lịch âm thì đó là năm có tháng nhuận.

Theo cách tính thời gian của lịch dương, cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận.

Theo cách tính thời gian của lịch âm lịch, cứ 3 năm sẽ có 1 năm nhuận, 5 năm có 2 năm nhuận, 19 năm có 7 năm nhuận…

Cách tính năm nhuận: 

  • Đối với các năm tròn Thế kỷ – XY00 (ví dụ năm 2000): lấy 2 số đầu của số năm chia 4. Nếu chia hết, năm đó là năm nhuận và ngược lại.
  • Đối với các năm còn lại (ví dụ năm 1996): lấy số năm chia 4. Nếu chia hết, năm đó là năm nhuận và ngược lại.

Với những giải thích và cách tính ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận vô cùng chi tiết trên đây. Giờ bạn có thể tự tin và trả lời câu hỏi tại sao có ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận rồi nhé. Việc tìm hiểu chu kì quay của thời gian để ta hiểu rõ hơn về Quy luật thời gian. Cùng chia sẻ với mọi người bài viết này, để mọi người cùng biết và giải đáp thắc mắc của mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *