Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon? Rừng Amazon hay còn gọi là rừng rậm, rừng nhiệt đới Amazon, đây là khu rừng thuộc Nam Mỹ do sông Amazon chảy qua 9 nước tạo thành. Rừng Amazon là khu rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới với hệ động, thực vật vô cùng phong phú. Với diện tích 7 triệu km², rừng Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới.
Đây chính là khu dự trữ khí quyển cho loài người, sự bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm và các loại tài ngyên tại rừng Amazon là vô cùng cần thiết. Thực trạng hiện nay, rừng rậm Amazon đang có nguy có bị hủy hoại bởi bàn tay con người. Do vậy đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon là vô cùng cấp bách và cần thiết.
Tổng quan về rừng Amazon
Rừng mưa nhiệt đới Amazon, là một khu rừng lá rộng ẩm thuộc lưu vực sông Amazon của Nam Mỹ. Sông Amazon có diện tích lưu vực lên đến 7 triệu km², là sông có lưu vực lớn nhất thế giới, trong đó rừng mưa Amazon chiếm 5.5 triệu km², thuộc lãnh thổ của 9 quốc gia: Chủ yếu là Brazil (với 60 % rừng mưa), Peru (13 %), các phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname cùng Guiana thuộc Pháp.. Cho đến nay vẫn còn rất nhiều bộ lạc người, nhiều loài động thực vật kì lạ đến kinh ngạc tại Amazon mà con người vẫn chưa khám phá được. Những sinh vật ở đây sống phụ thuộc vào nhau, một vòng tuần hoàn mà ở đó sự sống diễn ra vô cùng khắc nghiệt.
Đặc điểm của rừng Amazon
Khí hậu:
– Khu vực phía tây thuộc khí hậu đới xích đạo
– Khu vực phía đông thuộc đới khí hậu cận xích đạo.
– Độ ẩm không khí rất lớn đạt tới 90%.
– Nhiệt độ trung bình từ 25 – 30 độ C.
– Biên độ nóng và lạnh giữa mùa đông từ 1 – 6 độ C
– Lượng mưa: Mưa nhiều chủ yếu là mưa rào, mưa giông. Phần phía đông của rừng do ảnh hưởng của gió mậu dịch nên vào mùa đông không mưa. Lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm.
– Đất đai: Hàm lượng mùn thấp, chủ yếu là đất sét pha cát, limôn…
Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nên hệ sinh thái rừng mưa Amazon phát triển vô cùng phong phú. Hệ sinh thái rừng hỗn loài có khả năng cải tạo đất do tầng thảm mục phong phú và tác dụng của hệ rễ. Tính ổn định của quần thể cao, có khả năng chống đỡ với các nhân tố bất lợi. Hệ động vật và vi sinh vật phong phú.
Hệ sinh thái
Với khí hậu rừng nhiệt đới nóng và rất ẩm. Trời mưa nhiều nên cây cối trong rừng phải thích ứng với điều kiện khí hậu này. Hệ sinh thái trong rừng già Amazon vô cùng phong phú và đa dạng:
- Thực vật:
– Cây mọc cao, có thể lên tới 40m.
– Các loại cây gỗ trong rừng thường 4 đến 5 tầng;
– Các cây gỗ nơi đây thường có màu xanh, dai cứng, mép nguyên hay gần như nguyên, màu lục thẫm.
– Cây bụi rất phong phú ,chủ yếu là các loài thuộc Hai lá mầm, Một lá mầm.
– Các loài dây leo phát triển, thường mọc trên các thân cây, để hấp thụ ánh sáng.
– Các loại hạt dưới mặt đất nẩy mầm bất cứ khi nào ánh nắng chiếu được xuống mặt đất rừng.
– Lá rụng và các sản phẩm khác của thực vật nhanh chóng mục và tiêu hủy để trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây cối.
- Động vật:
– Các loài côn trùng chiếm khoảng 2.5 triệu loài;
– 2.000 loài chim cùng thú;
– 3.000 loài cá;
– 1.294 loài chim,
– 427 loài thú,
– 428 loài động vật lưỡng cư,
– Và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực rừng rậm Amazon.
- Thổ dân Amazon
– Người Amazon bản địa sống theo lối “du canh du cư”, có nghĩa là họ sống tại một nơi, trồng trọt mùa màng tại đó, và khi đất bạc màu thì họ chuyển đi nơi khác. Lối sống này không làm hại tới rừng, vì rừng tự khôi phục.
– Các thổ dân xây các ngôi nhà lớn từ gỗ và lá cây. Họ đốn cây để mở đất canh tác cũng như để lấy củi đun. Tro bụi đốt cây cung cấp dinh dưỡng trở lại cho đất. Sau đó các phụ nữ thổ dân trồng trọt mùa màng (sắn, đậu, bí ngô, củ từ).
Với các loài động vật, thực vật phong phú, nhiều chủng loài quý hiếm do vậy vấn đề bảo vệ rừng amazon là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nhằm hạn chế các loại động vật, thực vật, các loại tài nguyên quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Nhằm phát triển và bảo tồn các chủng tộc, bộ lạc và các tài nguyên quý hiếm tồn tại trong rừng amazon.
Vai trò của rừng Amazon
Hiểu hơn về vai trò và giá trị của rừng Amazon để chúng ta biết vấn đề bảo vệ rừng Amazon là quan trọng như thế nào. Rừng rậm Amazon đóng vai trò quan trọng không chỉ với địa phương, châu lục sở hữu rừng, mà nó còn góp phần quan trọng trong vấn đề điều hòa khí quyển đối với toàn thế giới.
– Đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng mưa ở địa phương.
– Rừng nhiệt đới Amazon giúp điều hòa khí quyển, ổn định nhiệt độ toàn thế giới.
– Rừng rậm Amazon được coi là “máy điều hòa tự nhiên” hay còn gọi là ” Lá phổ của thế giớ” giúp lọc bụi bẩn và cung cấp oxy duy trì sự sống. 20% lượng oxy trên thế giới được sản xuất từ rừng nhiệt đới Amazon.
– Là vùng dự trữ sinh học quý giá: cung cấp nhiều loại thực vật, động vật dùng để làm các bài thuốc chữa bệnh…
– Với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
– Bảo vệ nguồn nước;
– Bảo vệ đất đai;
Hiện trạng rừng Amazon
Hiện nay việc chặt phá rừng Amazon vẫn diễn ra trên quy mô lớn đến mức báo động. Bộ Môi trường Peru cho biết, khu vực rừng nhiệt đới Amazon thuộc nước này đã mất gần 2 triệu ha đất rừng trong khoảng từ năm 2001 – 2016, tương đương 123.000ha đất rừng bị san phẳng mỗi năm.
Do vậy cần phải có biện pháp, bảo vệ rừng Amazon nếu không diện tích rừng bị xóa sổ có thể đạt đến 300.000 – 400.000ha một năm. Theo ông ông Cesar Calmet, người đứng đầu chương trình bảo tồn rừng của Bộ Môi trường Peru, trồng trọt, chăn nuôi, đốn gỗ, khai khoáng trái phép và buôn lậu ma túy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên.
Theo thống kê của Dự án giám sát rừng Amazon vùng Andes (MAAP), chỉ riêng hoạt động khai thác vàng bất hợp pháp trên sông tại bang Madre de Dios, giáp biên giới với Bolivia và Brazil, đã khiến 1.700 ha rừng ở địa phương này bị xóa sổ từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay. Tambopata là tỉnh bị ảnh hưởng nhất tại bang này với 2.700 ha rừng bị tàn phá.
Môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng gây nên tình trạng bệnh tật nguy hiểm.
Nguyên nhân chính của nạn phá rừng:
– Người dân phá rừng, đốt rừng để lấy đất canh tác, làm nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi.
– Tình trạng khai thác gỗ và khoáng sản trái phép.
– Tình trạng khai thác mỏ: khai thác mỏ chì, vàng, kim cương… diễn ra ngày càng mạnh
– Các thợ mỏ sử dụng những kim loại nặng như thủy ngân để khai thác khoáng sản rồi thải ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước và khu vực xung quanh.
– Xây dựng các con đường cao tốc Amazon mang lại nhiều lợi ích, tạo thuận lợi giao thông, cơ sở hạ tầng..
Tác hại:
Việc chặt phá rừng trái phép đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của con người, động vật và thực vật tồn tại trong rừng Amazon.
– Hàng ngàn động vật mất đi nơi sống, trú ngụ;
– Sự cân bằng khí hậu bị tác động gây nên tình trạng hạn hán, lũ lụt kéo dài.
– Tăng lượng khí CO2;
– Các loại khí thải và khói từ việc đốt cây sẽ thâm nhập vào khí quyển, làm dày thêm tấm màn CO2 bao phủ trái đất, ngăn chặn nhiệt độ thoát khỏi trái đất, tạo ra hiệu ứng ấm nóng toàn cầu.
– Các dự án xây dựng các đập thủy điện lớn, gây nên các tác hại rủi ro về môi trường.
– Các bộ tộc người bản địa sống tại rừng Amazon mất chỗ ở, mất đất đai canh tác gây xáo trộn môi trường sống.
Với các chương trình phát triển tại rừng rậm Amazon bên cạnh các thuận lợi thì cũng mang đến các tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con người, các loại động thực vật. Do vậy vấn đề đặt ra biện pháp bảo vệ rừng Amazon là vô cùng cần thiết và được thực hiện một cách chặt chẽ.
Các biện pháp bảo vệ rừng Amazon
Với tầm quan trọng và giá trị mà rừng Amazon mang lại, cần có các biện pháp chính sách bảo vệ rừng Amazon như:
– Hạn chế khai thác rừng;
– Có những biện pháp, xử phạt và răn đe với những lâm tặc phá hoại rừng, đốt rừng, khai thác rừng
– Kêu gọi người dân hãy bảo vệ rừng;
– Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của rừng để mọi người dân có ý thức bảo vệ rừng;
– Tăng cường trồng nhiều cây hơn nữa;
– Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
– Kêu gọi tẩy chay các sản phẩm tiêu dùng, nông nghiệp trồng trên đất trồng rừng.;
Hi vọng với những phân tích cụ thể về tầm quan trọng của rừng Amazon, hiện trạng rừng rậm Amazon để các em học sinh và tất cả mọi người có thể hiểu vì sao cần phải đặt vấn đề bảo vệ rừng rậm Amazon. Hiện nay, Chính phủ các nước sở hữu rừng đang có các biện pháp, chính sách bảo vệ rừng Amazon, để ngăn chặn những tác hại về thay đổi môi trường do vấn đề khai phá, chặt phá rừng Amazon gây ra.